Tin tức luyện thi IELTS
Muốn thi Ielts đạt điểm cao thì đừng bao giờ học tủ phần nói
Ielts với nhiều người không phải là một bài thi quá khó. Nhưng với những ai vốn đã mất căn bản tiếng Anh và mới bắt đầu làm quen với Ielts thì đây là cả một vấn đề nan giải khi có nhu cầu lấy chứng chỉ để di du học, xin việc làm,... Luyện thi Ielts cho người mới bắt đầu bằng cách nào? Đặc biệt là với phần nói? Hãy tham khảo ngay một vài chia sẻ từ chúng tôi nhé!
Học từ căn bản
Hiện nay, có rất nhiều khóa luyện thi Ielts cấp tốc được mở để phục cho người có nhu cầu lấy bằng Ielts gấp. Nếu chỉ đơn giản là cần bằng để xin việc hay xét tốt nghiệp, bạn có thể thử áp dụng các chương trình học đấy để nhanh chóng đạt được nguyện vọng như ý.
Còn trong trường hợp cần chứng chỉ Ielts để đi du học, đừng bao giờ xem việc có chứng chỉ Ielts là một biện pháp để đối phó mà hãy học và thi một cách có kế hoạch để khi cầm trên tay kết quả của mình, bạn có thể tự tin cả về thực và chất.
Hãy học tiếng Anh để thi Ielts từ những gì căn bản nhất (Ảnh minh họa)
Khi ra nước ngoài, bên cạnh chứng chỉ Ielts bạn cần phải giao tiếp rất nhiều bằng tiếng Anh, vì thế đừng coi nhẹ chuyện học Ielts, thi Ielts. Hãy xem việc lấy chứng chỉ này là một cơ hội để bạn trao dồi thêm khả năng ngôn ngữ của mình.
Với những ai mới bắt đầu làm quen với Ielts cũng thế. Nếu có nhu cầu đi du học hãy nhớ học kỹ, học từ căn bản, đầu tư nhiều thời gian để làm quen với những vấn đề tưởng như đơn giản nhất trong Ielts, sau đó nâng dần trình độ và luyện các kỹ năng cần thiết trong bài thi, đặc biệt chú trọng phần nói vì đây là kỹ năng cần thiết nhất với môi trường du học.
Bên cạnh việc đến học hay luyện thi có kế hoạch tại các trung tâm ngoại ngữ thì thời gian tự học tại nhà cũng cần được đầu tư thì mới mang tới hiệu quả.
Đừng bao giờ “học tủ” phần nói
Với phần nói, xu hướng chung của rất nhiều người vốn mất căn bản tiếng Anh và mới bắt đầu làm quen với Ielts là “học tủ” để chuẩn bị cho bài thi của mình. Trước thực trạng này, nhiều giảm khảo chấm thi từng chia sẻ rằng họ cảm thấy phần thi của thí sinh không được tự nhiên. Thí sinh chỉ trói buộc mình vào một kiểu nói rập khuôn đã chuẩn bị trước đó và hoàn toàn không có khả năng ứng phó hay sự nhạy bén trước những câu hỏi ngời lề của giám khảo.
Một vài giám khảo dễ tính sẽ chấp nhận cho qua. Tuy nhiên, rất nhiều giám khảo tỏ ra khó chịu về vấn đề này, và họ cho rằng nếu chấm điểm cao cho người “học tủ” phần nói thì chẳng khác nào đang hại người đó một cách gián tiếp. Bởi khi tiếp xúc với môi trường giao tiếp bên ngoài, mang danh là có chứng chỉ Ielts ở ngưỡng cao nhưng không nói chuyện được bằng tiếng Anh thì sẽ vô tình trở thành trò cười cho thiên hạ.
Thi Ielts đừng “học tủ” phần nói (Ảnh minh họa)
Theo đó, nếu bạn đang muốn có bằng Ielts để đi du học hay xác định làm việc trong môi trường cần giao tiếp nhiều bằng tiếng Anh thì hãy học từ căn bản, luyện nói và thi bằng chính khả năng của mình chứ không phải là “học tủ”. Giả sử gặp phải một giám khảo khó tính, họ chấm rớt thì công sức bạn bỏ ra “học tủ” và đầu tư bao lâu nay cũng sẽ trở thành... “công cốc”.
Học tiếng Anh và luyện thi Ielts dành cho người mới bắt đầu sẽ không hề khó, nếu bạn có đủ quyết tâm và một lộ trình ôn luyện nghiêm túc.