Tin tức luyện thi IELTS
Đi tìm lời giải cho 2 câu hỏi làm các sĩ tử Ielts đau đầu nhất
Cho dù bạn dạo chơi ở bất kì trang web, diễn đàn tư vấn luyện thi Ielts nào, thì cũng sẽ có 2 câu hỏi liên tục đập vào mắt bạn. Đôi khi chúng lại trùng khớp với những gì bạn đang băn khoăn trong đầu đấy!
Nên bắt đầu học IELTS như thế nào?
Đa số người học đều cảm thấy vô cùng lúng túng không biết nên bắt đầu như thế nào với trình độ tiếng Anh còn yếu kém. Do đó mà rất nhiều bạn đặt câu hỏi này cho các trung tâm luyện thi Ielts.
Làm việc gì cũng vậy, bước khởi đầu luôn là điều khó khăn, nhưng một khi các bạn bắt tay vào làm thì mọi việc cứ thế mà tiến triển. Khởi động lộ trình học Ielts cũng không phải là ngoại lệ. Có 3 giai đoạn để bạn đối chiếu bản thân xem mình đang ở đâu:
-
Giai đoạn 1: Củng cố kiến thức nền tảng (Language Practice). Giai đoạn 1 có 3 việc phải làm: Củng cố kiến thức văn phạm (grammar), xây dựng vốn từ vựng (vocabulary), chỉnh sửa lại phát âm (pronunciation).
-
Giai đoạn 2: Trang bị công cụ (Exam Practice)
-
Giai đoạn 3: Giải đề thi IELTS (Practice Tests)
Có 3 giai đoạn cơ bản mà bất kì sĩ tử nào cũng phải trải qua
Ở cả 3 giai đoạn này, bạn đều có thể thực hiện bằng 2 phương thức:
-
Phương thức dành cho các sĩ tử Ielts có trình độ sơ cấp (Elementary)
Tham gia vào một khóa học pre-Ielts tại các trung tâm. Lợi ích của việc này là bạn không phải lo tìm kiếm giáo trình, được trang bị kiến thức cơ bản về luyện nghe Ielts, luyện nói Ielts, luyện đọc Ielts, luyện viết Ielts.
Có một quan niệm rất sai lầm. Nhiều người cho rằng dù kiến thức cơ bản yếu nhưng vẫn có thể cố gắng tự học, rồi sau đó mới đi học luyện thi. Giai đoạn này giống như bạn đang đổ móng nhà, nếu không đổ móng cho thật vững thì sớm muộn gì nhà cũng sẽ sập! Yếu kiến thức nền tảng, các bạn hầu như không có khả năng đạt điểm thi Ielts cao như mong muốn. Do đó nếu bạn đang ở trình độ thấp, thì hãy tầm sư học đạo để đổ móng cho vững nhé!
Trình độ sơ cấp đòi hỏi phải được trau dồi kiến thức thật vững
-
Phương thức dành cho các sĩ tử IELTS có trình độ trung cấp (Intermediate) và cao cấp (Advanced)
Nếu bạn có trình độ trung cấp trở lên, bạn có thể tự ôn tập hiệu quả. Để tự học, các bạn có thể bắt đầu với tài liệu "IELTS Language Practice" của 2 tác giả Michael Vince và Amanda French.
Loay hoay giải đề cả ngày mà sao mãi vẫn không lên chấm nào?
Đa số các sĩ tử khi lao vào giải đề thì cảm thấy không hiệu quả. Dù cố gắng giải đề nhưng điểm số cứ dậm chân tại chỗ. Vậy nguyên nhân do đâu? Hầu hết mọi người đều biết một khi kiến thức căn của bạn đã vững chắc bao gồm việc nắm vững văn phạm và vốn từ vựng khoảng 3000 từ trở lên, các bạn có thể bắt tay vào luyện thi Ielts bằng cách giải đề. Tuy nhiên, bạn đừng quên quy trình 3 bước đã đề cập ở trên.
Như vậy khi bắt tay vào luyện và giải đề thì các bạn phải xong giai đoạn 2. Muốn luyện và giải đề đạt hiệu quả và lên trình thì các bạn phải trang bị cho được bộ công cụ (toolkit) để làm bài thi IELTS gồm 3 phần:
-
Kỹ năng (skill): Trang bị các kỹ năng làm bài thi IELTS cho từng môn thi.
-
Chiến lược (strategy): Lập chiến lược làm bài thi IELTS cho từng môn thi.
-
Chiến thuật (tactic): Đề ra các chiến thuật để thực hiện thành công chiến lược làm bài thi IELTS cho từng môn thi.
Hình 3: Khi đã xong bước 2 thì bạn hoàn toàn có thể luyện giải đề Ielts
Ở giai đoạn này, mục tiêu dành cho bạn là cố gắng nắm bắt và trau dồi chứ không không nên chạy theo áp lực thời gian. Ví dụ, khi thực tập kỹ năng skimming trong bài đọc chẳng hạn, các bạn không cần làm quá nhanh mà hãy thực tập ở tốc độ chậm sau đó tăng dần lên. Một khi đã trang bị được bộ công cụ (toolkit) gồm các kỹ năng (skill), chiến lược (strategy), và chiến thuật (tactic), các bạn có thể ứng dụng chúng vào thực tế giải các đề thi IELTS, đó là giai đoạn 3.
Tìm ra lời đáp cho những câu hỏi nan giải rồi thì bắt tay vào luyện thi Ielts ngay đi nào!